Thứ Sáu, tháng 11 23, 2007

Multi-Kulti-Küche 2007


Từ năm ngoái bọn tớ đã đăng kí tham gia Multi-Kulti-Küche ở Uni Mensa với món Nem cuốn và Cơm rang nhưng hồi đó chắc mải ăn quá nên chẳng ghi lại được hình ảnh nào hic...hic...Năm nay rút kinh nghiệm ạ.
Tào phớ của đội nhà...

Dessert của ai đây nhỉ???

Joghurt xoài của Nepal

Há cảo của nhóm bạn Trung Quốc
***
Há cảo đã luộc chín chấm với xì dầu...

Tom Yum Goong do một bạn người Korea nấu

Faworki do các bạn Ba Lan trổ tài

Món ăn của các bạn Châu Phi
***

Polnische Liebeschleifen (Faworki)

Món Faworki tớ học được từ các bạn Ba Lan ở Multi-Kulti-Küche 2007 - Uni Mensa.



200 g Mehl
3 Eigelb
3-4 Esslöffel saure Sahne
1 gestrichener Teelöffel Backpulver
1 Esslöffel Alkohol (Vodka)
500 g Fett zum Frittieren
100 g Puderzucker zum Bestäuben



Das Mehl mit der Sahne verrühren, eine Vertiefung machen und das Eigelb, Salz und Backpulver hinein geben. Alles zu einer gleichmäßigen Masse verkneten. Danach den Teig portionenweise dünn ausrollen, dabei möglichst wenig Mehl zum Bestäuben verwerden. In Streifen von 3 cm Breite und 15 cm Länge schneiden. Jeden Streifen in der Mitte 5-6 cm lang einschneiden und ein Ende hindurchfädeln. Das Fett in einem großen flachen Topf erhitzen. Die Temperatur des Fettes testen, indem man ein Stück Teig hineinwirft. Wenn es sofort aufsteigt und schnell braun wird, kann man mit dem Frittieren beginnen. Den Teig mit einem Pisel vom Mehl befreien, von beiden Seiten hellgelb frittieren. Erst kurz aus Küchenpapier abtropfen lassen, dann auf einen Teller legen und mit Puderzucker und Vanille bestäuben.

Hoa sen

Chuẩn bị cho Multi-Kulti-Küche tớ làm hoa sen từ củ hành đây...
Trắng này...


Tím này....

Sinh nhật Dương

Tiramisu sinh nhật Dương này...

Thứ Tư, tháng 11 14, 2007

Köln

Dom - biểu tượng của thành phố Köln


Lễ hội Kanerval 2007...


Thứ Năm, tháng 11 08, 2007

Cơm Hải sản Italia


Tớ được biết đến một số món cơm trộn ở nhiều nước khác nhau, mỗi nơi một kiểu, một vị, một cách làm riêng. Người Hàn có cơm trộn kiểu Hàn: cơm được phủ một số loại rau củ cắt sợi và ở giữa trình bày bằng một lòng đỏ trứng trông rất bắt mắt, người Nhật trộn cơm với giấm, đường muối làm nên món Sushi tuyệt hảo, người Nepal có cơm trộn nho, cơm trộn cari, người Tầu có cơm rang Dương Châu trộn đủ trứng, thịt xá xíu, tôm khô, đậu Hà Lan hấp dẫn và người Việt chúng ta có món cơm sen, cơm gà: cơm nấu bằng nước luộc gà trộn thêm nấm hương, hành tây, gà xé...Hình ảnh trên đây là món cơm trộn của người Ý. Tớ nghĩ người Ý nấu cơm theo kiểu luộc gạo trong túi nilon như tớ thường thấy các bạn nước ngoài làm từ hồi còn ở Viện Goethe. Hạt gạo dài và khi nấu theo kiểu này cơm khô cứng chứ không thơm dẻo giống cơm nấu theo cách của người Châu Á. Cơm nấu xong được trộn với một số loại hải sản tôm, mực, bạch tuộc, cọng cần tây thái nhỏ, quả olive...khi ăn có vị chua ngọt giống như ăn salat hải sản. Tớ cũng thường bắt gặp món ăn này trong Mensa hay tại các bữa tiệc Party của sinh viên. Lần đầu mới ăn tớ cũng không khoái món này lắm vì thấy nó cứ lộn xộn thế nào và hạt gạo không làm nên mùi vị nhưng bây giờ thì tớ cũng có chút hứng thú vì tớ vốn yêu thích tất cả các loại hải sản mà. Cũng rất may là tớ không bị dị ứng bất cứ một loại hải sản nào cả nên có hứng là chén tuốt..Khi viết về món ăn này mà tớ lại thèm Sushi mới chết chứ, cũng cơm, cũng chua, cũng hải sản mà vị rất khác, khác nhau ở chỗ cái sống, cái chín...và tớ vốn là người Châu Á ạ...:)

Risotto với hải sản.

(sưu tầm từ blog Người Hay Ăn)

Risotto là một món cơm rất thân thuộc với người dân thuộc vùng Bắc nước Ý, được ưa thích ở Châu Âu. Trong món này, gạo cũng được xào thơm cùng bơ, hành tây, người ta có thể nấu cơm với thịt các loại, hoặc xúc xích, đồ biển, rau củ gì tùy thích, nhưng thứ làm cho món cơm có hương vị đặc trưng riêng của nó, đó là rượu vang. Người ta thường sử dụng vang trắng, trong quá trình nầu cơm, rượu vang được rưới từ từ vào gạo, làm gạo thấm dần mùi vang và trở nên mềm, thơm. Gạo để làm món cơm này là loại gạo hạt tròn, nó cũng được bán ở siêu thị dưới dạng hộp khoảng 1 kg, trên vỏ có ghi rõ « Risotto ». Một hộp này có thể dùng được hai lần cho gia đình 4 – 5 người.

Nguyên liệu :

500 gr gạo Risotto

Mực ống 200 gr, thái khoanh

Tôm 200 gr (tính trọng lượng đã lột vỏ)

Con Chèm Chẹp ( mussels/moules ), khoảng 500 gr cả vỏ, nếu không có con này thì dùng Ngao thay thế.

Chèm chẹp hoặc Ngao rửa sạch, bỏ vào một bát nước, luộc chín vừa tới, thấy chúng mở miệng lấy ra ngay, bóc lấy ruột, giữ nước luộc để nấu cơm.

Một ly rượu vang trắng 240 ml

Rượu vang lấy một phần làm cơm, còn lại bỏ ngay vào tủ lạnh, ngăn mát, để uống khai vị trước bữa ăn, đỡ lãng phí. Rau mùi tây nếu có (không có dùng gia vị lá thơm khô của Ý – mua ở 66 Bà Triệu nhé ).

Bột nêm, hạt tiêu, hành tây một củ, tỏi ba tép lớn, băm nhỏ, một ít bơ.

Khoảng ba thìa to pho mát bào nhỏ (parmesan), bình thường thì khi cơm được, còn đang nóng, trộn parmesan vào cơm.

Có thể để bên ngoài, khi ăn, rắc đều lên trên cơm rồi trộn.

Thực hiện:

Để chảo nóng, cho chút bơ, bỏ mực, tôm vào chảo, xào lửa to cho chín vừa tới, thả ruột Ngao hoặc Chèm Chẹp vào cùng, rắc hạt tiêu, chút bột nêm, rót vào chảo 1 phần rượu vang, đảo vài giây nữa rồi trút ra tô để cho ngấm mùi vang. Bỏ hai thìa lớn bơ vào chảo, phi thơm hành, tỏi, bỏ gạo khô vào xào khoảng 7’ ở lửa trung bình lớn, nêm ít bột nêm cho hơi lạt (vì lúc sau còn bỏ nước chèm chẹp hoặc ngao, vốn đã có vị đậm ), hạ lửa nhỏ, chưa đổ nước ngay, mà rưới vào gạo chỗ rượu vang còn lại, đảo trộn, đậy vung hai ba phút cho rượu vang thấm đều vào gạo. Mở vung, rót nước luộc ngao, hoặc chèm chẹp vào cơm, đảo trộn, đậy vung để lửa trung bình cho cơm sôi ít phút, khi nước cạn, hạ lửa nhỏ nhất, bắt đầu cho thêm nước nóng, mỗi lần cho khoảng một ly uống nước lọc, để cơm chín âm ỉ. Cho khoảng ba lần thêm nước thì được (tùy mình nấu bao nhiêu gạo). Tất nhiên là mình có thể bỏ luôn một lần lượng nước vào gạo rồi làm như nấu cơm cũng được, nhưng với cách cho nước từ từ, gạo thấm hết nước lại cho tiếp, thì cơm nở đều, không nhã, ướt. Bao giờ cơm nở đều, thật mềm (thời gian vần cơm 30’ ), thì có thể trút tô hải sản có ướp rượu vang vào cơm. Rắc lá mùi tây thái nhỏ, (thêm parmesan nê'u co' ), trộn đều tất cả thêm 5, 7 phút, lấy ra ăn nóng.

Thứ Tư, tháng 11 07, 2007

Gefüllte Gans (Niedrigtemperatur) - Ngỗng nướng

Weihnachten sắp đến rồi, tớ post trước công thức nướng Ngỗng cho mọi người tham khảo nhé. Công thức này được tớ đánh giá 5* đấy nhé, mỗi tội thời gian được măm thì lâu, gần như món mầm đá nhưng ăn thì tuyệt không chê vào đâu được. Mà vào ngày Weihnachten thì cũng chẳng ai ra khỏi nhà đâu, giống 30 Tết nhà mình ấy, thôi chịu khó ở nhà canh em Ngỗng vậy.
Công thức anh nhà tớ kiếm được từ đây http://www.chefkoch.de và bọn tớ đã qua nhiều năm thử nghiệm rồi ạ:)
Zutaten:
1 Gans, ca. 5 kg
3 Stange/n Staudensellerie
1 Zwiebel(n), groß
1 Apfel, säuerlich
6 Scheibe/n Toastbrot
250 g Marone(n), (fertig vakuum)
Leber, Magen, Herz der Gans
Thymian
Salz
Pfeffer
Zubereitung:
Die meist verpackten Innereien der Gans entfernen. Gans auswaschen, salzen. Die Innereien säubern (meistens muss der Magen noch geputzt werden), fein hacken oder im Mixer anpürieren. Staudenselleriestangen waschen, in feine Scheiben schneiden. Apfel schälen, vom Kerngehäuse befreien und in Stückchen schneiden. Die Toastbrotscheiben würfeln. Die Esskastanien aus der Vakuumverpackung nehmen und grob würfeln. Die Zwiebeln in feine Würfel schneiden. Alle Zutaten in einer großen Schüssel mischen. Mit reichlich Thymian (3 EL), Salz und frisch gemahlenem Pfeffer würzen und in die Gans füllen. Gänseöffnung schließen. Geht ganz einfach mit 3 oder 4 Rouladennadeln, über die man im Zick-Zack Küchengarn legt, zuzieht wie bei einem geschnürten Korstett oder Wanderstiefeln und eine Schleife macht. Vorteil: Ist die Gans fertig, entfernt man nur die Nadeln und kann das Garn dann abnehmen, ohne große Fummelei. Gans von außen sparsam salzen. Gans nun in den vorgeheizten Backofen bei 220° ca. 1 Stunde braten, dann mindestens 7 Stunden bei Niedrigtemperatur 80° weiter schmoren lassen. Die Gans wird butterzart und bleibt saftig. Wir stellen die Gans ca. 1 Stunde vor dem Schlafengehen in die Röhre, schalten nach 1 Stunde auf Niedrigtemperatur. Wer morgens als erster aufsteht, stellt dann den Backofen ab. Die Gans bleibt dann im Backofen und man bracht sie nur noch ca. 1/2 Stunde vor dem Essen im Backofen aufwärmen, bei ca. 180°. Die Fülle aus der Gans holen und als Beilage servieren, sehr köstlich!

Gateau


Bánh Gateau tớ làm theo công thức sau:

1. Đế bánh (theo công thức bánh Gateau Hồng Kông của em Bàng trong TTVN)
Nguyên liệu:
Trứng: 4 quả
Sữa tươi không đường: 35 gr
Dầu ăn: 35 gr
Bột mì: 50 gr
Bột ngô: 50 gr
Chanh: ¼ quả (lấy nước cốt)
Muối: 1 nhúm nhỏ (khoảng 1 gr)
Đường: 120 gr (theo lượng đường như thế này thì tớ thấy bị ngọt quá, tớ giảm xuống là 100 gr đường)

Cách làm:

Trứng tách riêng lòng trắng và lòng đỏ. Cho dầu ăn, sữa tươi vào lòng đỏ trứng, dùng phới bằng tay đánh cho nhuyễn. Cho bột mì, bột ngô vào đánh cùng.
1/4 quả chanh vắt lấy nước cốt cho vào lòng trắng, cho muối vào luôn cùng. Dùng máy đánh bông cứng lòng trắng rồi đổ từ từ đường vào đánh cho đến khi bông cứng lòng trắng (hỗn hợp lòng trắng sẽ rất dẻo và mịn thì mới là đẹp).
Cho 1/3 hỗn hợp lòng trắng vào hỗn hợp lòng đỏ, dùng phới trộn cho đều rồi cho nốt phần lòng trắng còn lại vào trộn nhẹ tay cho đến hết. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn, lưu ý là khuôn đáy rời, không quét dầu ăn hay bơ gì cả (có thể cắt giấy thành hình tròn để lót ở đáy khuôn thôi là được).
Nướng ở nhiệt độ 150oC (nhiệt độ thấp hơn nhiệt nướng bánh Gateau kiểu cơ bản 1 chút ).
Thời gian: khoảng 50 phút
Lưu ý là nướng bánh này thì nhiệt độ rất ảnh hưởng đến bánh, nếu sử dụng lò nướng chuyên nghiệp thì sẽ nướng ở nhiệt mặt 150 -160 độ, nhiệt đáy là 100 độ, trong khi lò nướng gia đình thì không đặt được chế độ nướng như thế. Tớ nghĩ là khi nướng nên kê khuôn bánh lên cái khay nướng rồi mới cho vào lò nướng như thế nhiệt ở bên dưới sẽ thấp hơn vì có 2 lớp khuôn khay. Khi bánh chín thì bỏ ra để thật nguội thì mới dùng dao dọc 1 vòng xung quanh thành khuôn rồi đổ bánh ra, nếu đang nóng đổ ra ngay bánh rất dễ bị xẹp hoặc bị co lại . Bánh nở xốp, mịn, rất nhẹ và không khô như bánh Gateau cơ bản, phù hợp khi ăn bánh Gateau không hoặc bánh phết kem tươi, nhưng nếu làm với kem thì không được tẩm nước pha rượu rum như các kiểu Gateau Âu vì như thế bánh sẽ bị sũng nước.

Phần mặt bánh lúc tớ vừa cho ra lò




Thành bánh xốp và mềm cực



2. Phần kem trang trí

Theo công thức trên của em Bàng thì nên trang trí bánh với kem tươi nhưng tớ vẫn thích kem bơ hơn để dễ làm hoa hồng, mặc dù kem bơ cực béo hihi...



Nguyên liệu:

- Lòng trắng: 200 gr, đường: 400gr, bơ: 800gr

Cách làm:

- Cho đường vào nồi đổ chút nước sấp sấp vừa đủ rồi đun trên bếp đến khi nhúng que đũa vào rồi rỏ vào bát nước trông hạt đường kết thành hình tròn tròn chứ ko tan thành hình linh tinh. Đánh nhanh lòng trắng bông cứng rồi đổ từ từ nước đường trên vào đánh tiếp 1 lúc và cho bơ đã cắt nhỏ vào. Đánh hỗn hợp đến khi tất cả quyện nhuyễn.
Kinh nghiệm của tớ là nên đun nước đường trước khoảng 5-7 phút rồi hãy đánh trứng.

Salat

Trời mưa, tớ làm món dọn tủ lạnh:) Bổ xung vitamin tin tin...

Hàng hoa


Hàng hoa này trang trí cực đẹp và liên tục thay đổi, tớ thỉnh thoảng hay ra ngắm nghía tí. Xanh xanh màu, xanh xanh lá... và giờ là xanh xanh hoa ạ...

Thứ Năm, tháng 11 01, 2007

Món ăn Italy

Món Ý tớ được biết đến từ lâu là ngon nổi tiếng với Pizza, các loại Pasta, mì (đặc biệt là mì hải sản, mì hến...), bánh Tiramisu.... "Ngon lắm, nhất định các bạn phải thử đúng món Ý trên đất Ý và do người Ý nấu nhé", bọn tớ được mấy bác sành điệu bên Ý nhắc nhở ngay từ màn chào hỏi. Thế thì nhất định là bọn mình phải thử rồi, chứ nếu không lại ân hận chưa được biết đến món Ý original. Bọn tớ cả thảy có 4 người thôi: 2 vợ chồng tớ cùng 2 đứa bạn hàng xóm, đội quân ít ỏi nhưng với khí thế hừng hực máu ăn uống, dặn dò nhau ngay từ khi bắt đầu cuộc hành trình: "Bọn mình đi chơi mà, ăn với chơi hai từ lại lúc nào cũng là một cặp Ăn - chơi mà, vậy phải làm mấy bữa cho hoành tráng nhé...Ha ha...sau khi trở về Đức còn có chuyện để kể cho mấy đứa đã đặt vé máy bay rồi mà còn bỏ phí, cho chúng nó tức, cho chúng nó thèm..."
Ngày đầu tiên ở Ý, bọn tớ đặt chân lên đất Mailand. Từ sân bay Mailand, đi xe bus mất gần một tiếng đồng hồ để vào được trung tâm thành phố, thành phố đón chào bọn tớ trong buổi chiều mưa chạng vạng. Giữa mùa hè mà mưa lành lạnh như mưa xuân Hà nội. Cũng có cái cảm giác ngồ ngộ là lạ, hệt như cảm giác nhấm nháp hương vị Tết sau sáu năm xa Tết Hà nội.
Qua cuốn sách giới thiệu về du lịch đọc vội vã lúc ngủ gà gật trên máy bay tớ được biết sơ bộ Mailand là thành phố của thời trang, hàng hiệu và mua sắm. Quả có thế thật, ngồi trên tàu điện đi về khách sạn, qua màn mưa vẫn thấy sáng đèn của một dãy các cửa hàng trên phố mua sắm: nào Louis Vuitton, D&G, Guicci, Mango, Guess…ui nhiều kinh khủng, đúng là choáng thật. Ngày mai nhé…, nhé…, bọn mình sẽ đi hết, đi cho biết, theo chương trình bọn mình sẽ ở đây những ba ngày cơ mà…Ừ, nhưng mà bắt đầu đói rồi đấy, phải tìm đường về khách sạn cho mau, kiếm cái gì chén đã, mọi chuyện để mai tính. Khoảng hơn 10 giờ đêm, bốn bọn tớ lần mò tìm được cái khách sạn đã đặt phòng từ trước, mừng quá là mừng. Đón bọn tớ là ông chủ khách sạn cực kì nhiệt tình và hồ hởi, hướng dẫn mọi thứ chi tiết, cặn kẽ. Người Ý thật tuyệt!!! Tớ âm thầm nghĩ. Nhưng giá mà vào lúc khác, không phải lúc mấy cái bụng đang cồn cào thế này. Tất cả xôi xéo, xôi ngô, thịt nguội, ruốc, lạp xưởng ăn lúc hai giờ chiều ở sân bay Dortmund chắc đã tiêu tan hết theo chặng đường Đức - Ý mất rồi. Mấy lần tớ đã cấu, nháy em H rồi mà vẫn thấy ông chủ nhà say sưa nên bấm bụng im lặng nghe nốt. Chẳng biết giờ này còn có chỗ nào tử tế cho bọn mình mở màn bữa hoành tráng không nhỉ? Sau gần một tiếng đồng hồ giảng giải này nọ tớ mới nghe được cái đoạn chung kết của ông chủ nhà: Tao giới thiệu cho bọn mày chỗ này ăn cực ngon nhá, cứ tin tao đi, đó là cái nhà hàng Tàu nấu món Ý rất tuyệt ngay bên cạnh đây này…bla..balaz…
- Ôi thôi được rồi, bọn tao sẽ thử, bọn tao đi ngay (nếu ở lại chắc ông ấy còn nói tiếp ạ).
Vào giờ này bọn tớ cũng không thể đi đâu được nữa, lúc này thì Tầu nấu món Ý có ăn cũng còn là may rồi, khỏi kén chọn. Nhà hàng đúng là tuyệt đẹp, sạch sẽ và ấm áp, trong bụng đã thầm có sự so sánh với các nhà hàng ở Đức. Ừ nhưng còn phải đợi xem món ăn thế nào đã chứ, cứ từ từ…Anh nhà tớ ngồi vào bàn đã lên tiếng ngay: “Anh đơn giản, chỉ Pizza là xong”. Lướt qua cái thực đơn, bốn đứa cùng nhìn nhau, không tiếng Anh, không tiếng Đức, tất nhiên chỉ có tiếng … Italy thôi, bỏ xừ rồi…đến cả mấy món cực kì phổ biến như Pizza, Pasta nổi tiếng cũng không thể tìm được một chữ nào có âm giống giống tiếng Anh hay tiếng Đức cả. Thôi tốt nhất là gọi em phục vụ đi cho nhanh, đói quá rồi. Em phục vụ có lẽ cũng là sinh viên đi làm thêm giống như bọn tớ ở Đức, cái mặt non choẹt và tác phong phục vụ rất nhanh nhẹn, dao, dĩa, đĩa ăn một thoáng đã đầy đủ, đẹp đẽ trên bàn.
- We would like to taste Italian food, for e.x: Pizza or Pasta…May you introduce lots of food for us…
Em phục vụ nhìn bọn tớ với ánh mắt cực kì thiện cảm, nụ cười thật tươi và trả lời xủng xoẻng một tràng tiếng Tàu. Có lẽ anh nhà tớ và em H có khuôn mặt giống với người Trung Quốc nên mới gây ra sự nhầm lẫn này chăng?
- Bọn mình muốn ăn Pizza và một vài loại Pasta nào đó…, bạn có thể giới thiệu không? Em H nhanh nhẹn hỏi bằng tiếng Tầu.
Em phục vụ vẫn giữ nụ cười trên môi, lại xủng xoẻng một tràng tiếng Tầu nữa, lần này có vẻ nói nhiều và chi tiết hơn, tớ đoán là thế. Đến đoạn này thì em H hết vốn tiếng Tầu ạ, chỉ nói được mà khi người ta nói lại thì không hiểu. Tớ mở ngoặc là câu chuyện này của bọn tớ từ hồi tháng sáu cơ, bây giờ thì trình độ tiếng Tầu của em H chắc là vào quán ăn có thể cãi nhau với người Tầu được rồi. Giờ này em ấy hiện đang lênh đênh con thuyền du học bên Tầu rồi, chat chit về toàn thấy chuyện ăn uống, toàn chuyện món ăn bên Tầu…hi hi…Tớ cũng đã nhắn nhủ với em ấy là cố gắng làm con ong chăm chỉ, chịu khó trau dồi tiếng Tầu để tương lai còn sử dụng tiếng Tầu cho mục đích…ăn và chơi, cho những chuyến đi du lịch tiếp theo, vào nhà hàng không khổ thế này.
Tớ xin kể tiếp đây ạ. Đến đoạn này thì em H phải giải thích với bạn phục vụ là bọn tớ không phải người Trung Quốc. Làm ơn cho bọn tớ xin một cái thực đơn bằng tiếng Anh.
Bạn phục vụ le te chạy đi, một lúc quay lại bàn bọn tớ không phải bạn ấy mà lại là một anh chàng người Trung Quốc với đĩa salat đầy mầu sắc đặt uỵch một phát giữa bàn, không nói, không giải thích tiếng nào. Bọn tớ ngơ ngác nhìn nhau tự hỏi: Hay là người ta hiểu nhầm mình đặt salat nhỉ, mình có nói đâu mà lại có ăn thế này... Nhưng nhìn đĩa salat xanh xanh đỏ đỏ với vài lát bánh mì trang điểm trông cực kì hấp dẫn, bọn tớ đói ngấu, đồng thanh: Ăn. Đĩa salat sau một loáng đã hết sạch sẽ, lập tức một chị người phục vụ nữa xuất hiện, khuôn mặt lạnh băng, không một nụ cười, nói tiếng Tầu thản nhiên không nhìn vào ai trong số bọn tớ, vì chị ấy đoán chắc bọn tớ chẳng hiểu gì, nói để có cái nói chứ chẳng lẽ im…Thôi thế này thì có lẽ bọn mình cầu cứu ông chủ khách sạn sang mà giúp chứ đã ngồi vào đây rồi chẳng lẽ để bụng đói mà đứng dậy. Chán…
Ngay từ đầu tớ đã giới thiệu là bác ấy rất nhiệt tình mà, đúng là gọi cái có mặt ngay. Cuối cùng thì bọn tớ cũng được thưởng thức đúng những món ăn như dự định ban đầu: hai đĩa mì hải sản thập cẩm, một đĩa mì với tôm, hai bánh Pizza, tráng miệng bánh Tiramisu, bánh kem Prule. Không biết có phải do đói bụng quá hay đúng là nhà hàng Tầu này nấu món Ý ngon thật mà bọn tớ đã ăn sạch hết các đĩa. Ôi chẹp chẹp… nhớ lại vẫn còn thèm đến bây giờ.


Sáng ngày hôm sau, trong lúc chờ tầu điện đi vào trung tâm thành phố Mailand, bọn tớ tranh thủ ghé vào một hàng bánh ngọt gần khách sạn. Hàng bánh với đủ các loại bánh Âu, bọn tớ đã thử món bánh mini Sfogiliatelle giòn tan, ngọt béo vị nhân kem, ngon tuyệt.
Sau bữa sáng, bọn tớ thăm một số điểm du lịch ở Mailand và lang thang trên nhiều phố mua sắm. Đói bụng bọn tớ ghé vào một vài hiệu ăn nhanh đường phố. Đồ ăn fast food ở đây vừa đắt vừa không ngon, phần ăn lại ít hơn rất nhiều so với ở Đức. Chỉ có kem là ngon kinh khủng, đúng là kem Ý ngon tuyệt, mềm mượt và mát lịm đến tận đầu lưỡi.
Tối quay trở lại khách sạn bọn tớ lại hô quyết tâm: Làm tiếp bữa hoành tráng, sáng sớm mai chia tay Mailand rồi mà. Vẫn còn dư âm của món ăn Ý ở nhà hàng Tầu tối hôm trước, bọn tớ lại tín nhiệm sự giới thiệu của ông chủ khách sạn. Lần này bọn tớ phải nhắc đi nhắc lại với ông ấy là xin ông giới thiệu cho đúng nhà hàng Ý nhé. "Okie, cũng gần đây thôi, bọn mày đi bộ khoảng 5 phút là tới, không cần phải đi tầu làm gì cho tốn tiền. Nhà hàng đó là của thằng bạn tao quen, tao giới thiệu bọn mày ăn sẽ còn được giảm giá đấy, cầm theo cái card của khách sạn này là được…" Ôi, đúng là ông ấy nhiệt tình và tốt bụng thật. Bọn tớ hăm hở tìm theo địa chỉ nhà hàng được giới thiệu nhưng ôi thôi, tới nơi thì tối om, nhà hàng …đóng cửa. Sau một hồi ngó nghiêng khu vực xung quanh thấy cả phố tối đèn và vắng người qua lại, bọn tớ quyết định sẽ đi bộ theo hướng vào trung tâm thành phố, gặp quán nào đông khách thì sẽ ghé vào. Quán đông chắc ngon, logic thông thường là vậy mà. Chỗ bọn tớ ở có lẽ xa trung tâm nên đi bộ cả mấy phố rồi mà chẳng gặp được nhà hàng nào như mong đợi. Lạ thật đấy, giờ này vẫn còn sớm mà, chẳng lẽ bọn Ý ít quán ăn nhà hàng đến thế cơ à? Loanh quanh mãi thì bọn tớ cũng tìm được một quán ăn trông có vẻ tươm tất, sạch sẽ và người ngồi kín gần hết các bàn. Lần này thì đúng là anh bồi người Ý xịn rồi nhé, anh ấy nhiệt tình chọn bàn cho bọn tớ và nhanh nhẹn phục vụ nước lọc thay cho màn chào hỏi.
- We would like Spaghetti or Pasta. What kinds of Pasta do you have?
Anh bồi sau một thoáng ngẩn ngơ tuôn một tràng tiếng Ý, đến lượt bọn tớ cũng ngẩn ngơ theo anh bồi. Cuối cùng sau khi mỏi hết cả tay chân thì bọn tớ cũng hiểu được rằng ở đây không có bất cứ một loại mì nào, nhà hàng chỉ có Pizza, các loại Pizza thôi. Kiểu này chắc ra ngõ gặp cổng rồi hay sao ấy, số bọn tớ đúng là long đong lận đận về đường ăn uống thật. Cả ngày đã chán ngấy mấy món Pizza ở trên phố rồi, bây giờ muốn đổi món cũng không xong. Thôi đã có công đi thì quyết phải ăn bằng được mì Ý mới về. Thấy bọn tớ ồn ào nên mấy người ngồi bàn bên cạnh có lẽ đã chú ý lắng nghe câu chuyện của bọn tớ với anh bồi. Một ông khách hàng tốt bụng đã nhiệt tình, hướng dẫn chỉ cho bọn tớ một quán ăn mì cũng gần đó. Sau khoảng 10 phút đi bộ, bọn tớ tới được nhà hàng do ông khách giới thiệu. Nhà hàng đông nghẹt khách, đồ ăn tỏa mùi thơm phức, người ra vào tấp nập. Nhìn vào nhà hàng cũng có thể đoán được có lẽ đây là nơi tập trung ăn uống của cả mấy phố tối tăm mà bọn tớ vừa đi qua. Mừng quá!!! Nhưng khi lướt qua cái thực đơn thì bọn tớ bất chợt nhìn nhau: Đây là nhà hàng Pháp nấu món Ý. Ngày thứ hai vẫn chưa được ăn món Ý do người Ý nấu, chán thật. Nhưng thôi quá tam ba bận, đây là điểm dừng chân thứ ba trong tối nay rồi, hi vọng ít ra cũng được ăn ngon như người Tầu nấu món Ý tối qua. Tớ gọi đặt món mì tôm, anh nhà tớ vẫn trung thành với món Pizza, mặc kệ ba bọn tớ nói thế nào cũng không đổi ý. Em H gọi món mì hải sản và T gọi Bolognese. Quán rất đông khách nên bọn tớ phải ngồi chờ là lẽ đương nhiên. Sau gần nửa tiếng đồng hồ, đồ ăn của bọn tớ mới được mang ra. Đĩa ăn được trang trí đẹp, đúng theo thẩm mĩ người Pháp, tôm và nước sốt thì ngon tuyệt. Tớ và em H vừa ăn vừa gật gù: bõ cái công lặn lội kiếm tìm. Chỉ có em T là bức xúc: Sao đồ ăn của em chán thế này, hình như em gọi nhầm. Thôi rồi, lại còn ít bằng một phần ba so với xuất ăn bình thường ở Đức, chết em rồi. Ăn hết rồi mà vẫn như chưa ăn gì…Em T chắc sẽ còn nhớ lâu bữa ăn này cho mà xem, suốt chặng đường về đến khách sạn mặt em T vẫn rất buồn rầu.

Chia tay với Mailand bọn tớ đón tàu tới Venedig, thành phố trên biển có hình dáng giống hệt một con cá. Hóa ra thành phố này nhỏ xíu, bé như lòng bàn tay, chẳng giống như tưởng tượng của bọn tớ lúc nhìn trên bản đồ.Tất cả các ngõ phố đều rất hẹp, hẹp hơn rất nhiều so với phố cổ ở Hà nội. Đặc biệt ở thành phố này chỉ có một loại số nhà, số nhà được đánh số từ 1 lên đến… mấy nghìn. Chỉ ở đến ngày thứ hai là bọn tớ đã đi qua hầu hết các phố, lang thang hết tất cả các điểm du lịch nên đi. Khi đến Venedig tớ liên tưởng ngay đến khu du lịch Chùa Hương, mọi thứ ở đây đắt cắt cổ, không ngoại trừ đồ ăn uống. Có lẽ đây là khu du lịch khép kín, khách du lịch chỉ có thể loanh quanh trong phạm vi hẹp mà không thể đi ra xa được. Đi lại trong thành phố chỉ có một phương tiện duy nhất là tàu thủy và thuyền gỗ của dân địa phương. Ngày đầu tiên, ngày thứ hai lênh đênh trên biển hóng gió thấy rất thích thú và lãng mạn nhưng đến ngày thứ ba thì bọn tớ thấm mệt và tự hỏi: Có lẽ bọn mình đã sai lầm khi đặt phòng ở đây bốn ngày? Phải nói thêm Venedig là thành phố cổ, cực cổ, mọi thứ cổ đến cũ kĩ và không có sự nâng cấp tu sửa, tường nhà mốc meo, sụp lở, giống như tất cả đều sắp chìm xuống biển đến nơi rồi. Cũng bởi vậy mà Venedig hàng năm thu hút lượng khách du lich khổng lồ và vào năm 2007 này có thêm sự góp mặt của bốn vị khách du lịch tò mò là bọn tớ đây. Sự xuống cấp nguy hiểm của thành phố khiến cho người dân địa phương chỉ làm việc ở đây vào ban ngày, đêm tối phải ở ngoài phạm vi khu du lịch. Khoảng sáu giờ tối là mọi hoạt động của thành phố dường như ngừng lại hết, thành phố tối om, đèn chỉ sáng ở khu nhà nghỉ và khách sạn của khách du lịch.
Mọi việc khác đều thuận lợi và tốt đẹp nên có lẽ cũng nhanh quên, không nhớ gì để kể thêm cho mọi người. Chỉ có chuyện ăn uống là tớ nhớ dai vì đúng là bọn tớ có số vất vả về đường ăn uống. Ở Venedig, em T lâu lâu lại nhắc: Mình không làm bữa hoành tráng hả chị? Nhưng ở đây e chừng chẳng có món gì ngon lành vừa túi tiền cho bốn vị khách du lịch sành ăn này rồi. Bốn ngày ở Venedig bọn tớ cũng mỏi chân, mỏi cẳng kiếm tìm đồ ăn nhưng thấy thất vọng hoàn toàn, đồ ăn vừa đắt, vừa ít, ăn rồi vẫn như chưa ăn. Bọn tớ cũng chẳng kiếm ra được nhà hàng Ý nấu món Ý ngon, vừa túi tiền như mong đợi. Ở đây phần lớn là quán ăn của người Tấu nấu món Ý và thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra là chỉ cần khách hàng ghé ăn một lần… Cả ngày lênh đênh trên biển, lang thang trên các điểm du lịch, hầu như không có nhà hàng, quán ăn nào mà bọn tớ không ngó nghiêng, vậy mà cuối cùng cũng chỉ quay lại với món Pizza bình dân. Pizza bình dân bán theo kiểu đồ ăn nhanh, hàng chợ, phần lớn các cửa hàng lại cắt bánh bán theo cân chứ không bán theo cái. Tớ nói bình dân mà thực sự cũng vẫn đắt hơn so với ở Đức. Có lẽ là ở đâu quen đó, đồ ăn quen thì hợp với khẩu vị của mình hơn hay đúng là đố ăn Ý ở Đức ngon hơn nhỉ? Tớ vốn vẫn rất mê các món Ý mà giờ đây ăn đồ Ý trên đất Ý lại thấy sao dở tệ.
Chỗ bọn tớ ở là một cái Hostel, không phải Hotel như được ở Mailand, tức là có rất nhiều người ngủ chung một phòng và ngủ giường tầng. Địa chỉ Hostel này là em H đã tìm đọc được trong forum bình chọn của sinh viên Uni. Koeln, bởi vậy mà tớ và em H ở chung phòng với toàn người Đức và các phòng bên cạnh cũng ồn ào chuyện trò của các bạn sinh viên Đức. Khi mới đến đây, bọn tớ nghĩ đây chỉ là chỗ để nghỉ ngơi cuối ngày, chắc cũng chẳng có thêm hoạt động gì khác nữa. Chiều tối ngày thứ hai ở Venedig bọn tớ quyết định sẽ tìm đồ ăn ở ngay gần chỗ ở, chẳng nên ăn trong khu du lich nữa, vừa đắt vừa không ngon. Nhưng lang thang gần hết buổi tối trong thành phố “mất điện” này bọn tớ lại phải quay về Hostel và tính sẽ ăn phần lương thực dự trữ mang theo từ Đức, mì ăn liền. Em T va H đã cẩn thận gói mang theo một cái bình đun nước bé xíu, chắc đun bốn lần nước sôi là cũng đủ cho bốn bát mì, vậy là ấm bụng rồi. Về tới nơi trong lúc lục tục đi tìm chỗ để nấu nước bọn tớ mới để ý thấy cái nhà ăn của Hostel nằm chình ình ở đó mà bọn tớ lơ đãng không biết đến từ trước. Khỉ thật. Cái bọn Tây béo hóa ra toàn ăn tối ở đây thì phải, không khí vui vẻ chuyện trò giống hệt như ở Mensa* (nhà ăn trong trường Đại học). Thật ra chỉ có không khí ăn uống ở đây là vui vẻ, chứ đồ thì cũng bình thường không có gì đặc biệt, được cái giá cả phải chăng, hợp với túi tiền sinh viên chúng tớ. Pizza to đùng, nóng hổi nhiều nấm và cá thunfish, đúng theo kiểu ở Đức. Sau bữa ăn có thể ngồi lại đây chơi và nói chuyện rất thoải mái chứ lên đến phòng ở rồi là phải im lặng để các bác già già người Đức còn ngủ ạ, mấy bác này lại cực kì thính ngủ, chỉ thì thào các bác ấy cũng giật mình. Các bác ấy ban ngay chơi nhiều, tối bảy giờ là đã lên giường trùm chăn im lặng, chẳng biết có ngủ hay không?
Ngày cuối cùng ở Venedig bọn tớ không ngờ lại được đánh chén một bữa bất ngờ ngoài mong đợi. Chả là chiều hôm trước trong lúc đi thuyền trên biển anh nhà tớ vô tình nhìn thấy người ta đang dọn dẹp một cái chợ, cũng chưa biết là chợ bán những thứ gì nhưng có thể biết ngay đó là cái chợ trời, mà chợ trời thì mọi thứ chắc chắn rẻ hơn nhiều so với ở trong siêu thị rồi. Về tra lại cuốn hướng dẫn du lịch bọn tớ mới biết được đó chính là chợ bán đồ hải sản. Ui, giá mà ở Đức thì bọn mình sẽ làm Sushi ngon tuyệt cho mà xem. Hic, đúng là sảy nhà ra thất nghiệp, không sai không sai. Sáng hôm sau bọn tớ hô hào nhau dậy thật sớm. Tớ và em H phải sang bên khu ở dành cho nam để gọi bằng được anh nhà tớ dậy, em T nghe hô ăn hoành tráng thì đã tự giác dậy rõ sớm rồi. Đến chợ bọn tớ choáng vì bao nhiêu là tôm, cá, mực tươi với giá rẻ hơn ở Đức rất nhiều, dân Đức có thể gọi đùa là dân miền núi mà. Thế mới biết là các nhà hàng ở đây kiếm tiền của khách du lịch dễ dàng thật. Em H còn nảy ra ý định: hay là hè bọn mình sang đây làm, chắc kiếm cũng khá. Nhìn bọn tôm, cá, mực ở đây bọn tớ chưa biết nếu mua về sẽ làm thế nào mà ăn được. Chỗ bọn tớ ở thì tất nhiên không thể nấu nướng gì được rồi, làm gì có bếp mà nấu. Có thể nhờ nhà hàng Tàu không nhỉ? Bàn đi tính lại mãi cuối cùng bọn tớ quyết định cứ mua rau salat và tôm về rồi tùy cơ ứng biến. Nếu là ở Việt nam hay ở Đức thì bọn tớ chỉ cần kiếm bãi cỏ nào đó và cho bọn tôm lên giàn thiêu thế là xong, nhưng hic hic….ở đây mênh mông biển cả nhưng biển không có bãi cát và bãi cỏ thì lại càng không. Về đến Hostel bọn tớ đề cử ngay em H đi ngoại giao với nhà hàng Tầu sát cạnh, nhờ xem họ có thể nấu giúp hay không. Anh Tầu chủ quán lập tức từ chối ngay với lí do cực kì đơn giản là không biết nấu, mặc dù bọn tớ chỉ yêu cầu anh ấy làm duy nhất món tôm luộc. Ý định nhờ bếp nấu trong Hostel cũng bị loại bỏ ngay sau đó vì rất có thể bị từ chối tiếp và người ta sẽ phát hiện ra mình dùng điện trong Hostel để nấu ăn. Việc này không đọc thấy trong qui định của Hostel nhưng chắc là cũng không được phép thật.
Cái khó bó cái khôn, thôi bọn mình chịu khó về Hostel đun nước sôi rồi trần tôm đến khi chín thì thôi nhé. Món salat thì quá đơn giản, mua 3 quả trứng luộc ở nhà ăn và xin thêm tí muối và đường để uống cafe là được món salat tuyệt hảo; cũng có màu xanh của rau này, màu đỏ của cà chua và màu vàng của trứng…ngon lành chán. Tính toán là thế nhưng để được một bữa ăn ngon lành cũng không thực sự đơn giản nhất là lại ở nơi thiếu thốn đủ thứ thế này. Riêng việc rửa rau và tôm thôi mà tớ và em H vừa làm vừa run, cứ đổ ra trút vào trong mấy cái túi nilon, cuối cùng thì bọn tôm cũng sạch sẽ để lên thiên đàng. Nhưng bạn cứ thử tưởng tượng bọn tớ nấu chín 2 kg tôm với đồ dùng là 2 cái bát ăn mì và một cái ấm đun nước bé tí tẹo. Cái ấm đun nước bé xíu của em T mang theo để nấu mì tôm bây giờ mới thể hiện hết được tác dụng. Tớ không nhớ là cứ trút ra đổ vào, đun bao nhiêu lần nước sôi nữa và làm việc trong trạng thái căng thẳng, thực sự căng thẳng (căng thẳng hơn cả lúc tớ bảo vệ luận văn ạ). Lúc thì tớ canh chừng, em H đun nước, lúc lại đổi ca tớ đun nước, em H canh chừng, ôi giờ nhớ lại vẫn còn thấy hồi hộp. Lâu lắm rồi tớ mới quay lại cái cảm giác như ăn vụng ăn trộm thế này, giống hệt khi còn là sinh viên Đại học đi thực tập ở Tam Đảo, Bãi Bằng – Phú Thọ năm nào. Cũng hồi hộp và lo âu, chỉ sợ bị bắt quả tang thì xấu hổ chết mất.
Bữa ăn cuối cùng chia tay ở Venedig chắc không thể quên được thật. Khi bọn tớ bày ra bàn ăn món tôm đỏ au và salat đầy màu sắc thì bao nhiêu cặp mắt ở các bàn bên cạnh nhìn rất tò mò tự hỏi: chẳng hiểu bọn này nó kiếm được đồ ăn ở đâu mà ngon lành thế nhỉ?
Hi hi…các bạn ơi chắc chỉ có dân Việt nam bọn tớ mới đủ sáng kiến và dũng cảm để làm thế này.
“Mọi con đường đều dẫn về thành Roma”
Tạm biệt Venedig bọn tớ tiếp tục cuộc hành trình tới thành Roma. Ở Roma bọn tớ tranh thủ ngoài dự kiến biết được thêm hai thành phố nổi tiếng của Ý là Pisa có tháp nghiêng và Floren cổ kính với tượng David “đẹp trai” của Michelangelo. Ở Roma, Pisa và Floren cũng còn rất nhiều chuyện để kể, nhiều bữa ăn “hoành tráng” nữa nhưng thôi tớ xin hẹn dịp khác sẽ kể tiếp nhé. Tớ viết dài quá e rằng mọi người đọc lại hoa mắt, chóng mặt thì hỏng:):):)